Một số hiểu biết về đái tháo đường

02/12/2023 - Manager Website

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến toàn cầu. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi từ 20 -79) mắc bệnh tiểu đường, dự kiến sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045.

Việt Nam không nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Đái tháo đường gây ra các biến chứng nguy hiểm và nặng nề, ngoài việc tuân thủ điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính gây tăng đường huyết do giảm insulin tuyệt đối hoặc tương đối, dẫn đến nước tiểu có đường và có thể kèm theo hoặc không các triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh.

Bệnh đái tháo đường

2. Phân loại

– Đái tháo đường type 1: đặc trưng bởi sự phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối. ĐTĐ type 1 phần lớn xảy ra ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi.

– Đái tháo đường type 2: Thể bệnh gây ra do giảm tiết insulin và đề kháng insulin. Loại này chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng đang dần trẻ hóa.

– Đái tháo đường thai kì: Bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai có tăng đường huyết hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu và thường mất sau đẻ.

3. Biến chứng

Biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường

– Biến chứng cấp tính:

+ Hôn mê nhiễm toan ceton

+ Tăng áp lực thẩm thấu

+ Nhiễm toan acid lactic

+ Hạ đường huyết

– Biến chứng mạn tính

+ Biến chứng mắt: giảm thị lực, đục thủy tinh thể

+ Biến chứng thận: hay gặp ở người bệnh ĐTĐ. 

+ Biến chứng tim mạch: hai biến chứng thường gặp là suy vành và bệnh động mạch chi dưới. Nhồi máu cơ tim thể không điển hình là một nguy cơ gây tử vong rất cao của bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra còn có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, viêm động mạch,…

+ Biến chứng thần kinh: viêm đa dây thần kinh,…

+ Biến chứng nhiễm trùng: tổn thương phối hợp giữa bệnh lý mạch máu và bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, dẫn đến các vết nhiễm trùng không hồi phục và biến chứng phổ biến là cắt cụt bàn chân.

4. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường

– Các yếu tố không điều chỉnh được:

+ Tuổi: 

+ Tiền sử gia đình:

+ Chủng tộc

– Các yếu tố có thể điều chỉnh được:

+ Béo phì

+ Thiếu hoạt động thể lực

+ Chế độ ăn

+ Suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng sơ sinh thấp

Website: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.