Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp sau phẫu thuật

10/09/2024 - Manager Website

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có khả năng xảy ra những rủi ro nhất định, ngay cả khi đó là một thủ thuật thông thường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường là dưới 120/80 mmHg. Mức cao nhất (120) được gọi là huyết áp tâm thu và đo áp suất khi tim bạn đập và bơm máu. Mức thấp nhất (80) được gọi là huyết áp tâm trương và đo áp suất khi tim bạn nghỉ ngơi giữa các nhịp đập. Huyết áp dưới 90/60 mmHg được coi là huyết áp thấp, nhưng nó có thể khác nhau tùy theo từng người và hoàn cảnh. Huyết áp của người bệnh có thể giảm trong hoặc sau khi phẫu thuật vì nhiều lý do.

Thuốc mê

Thuốc gây mê, được sử dụng để đưa bạn vào giấc ngủ trong khi phẫu thuật, có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Những thay đổi có thể xảy ra khi người bệnh đang được đưa vào giấc ngủ và sau khi thuốc hết tác dụng.

Ở một số người, gây mê làm giảm huyết áp đáng kể

Ở một số người, gây mê làm giảm huyết áp đáng kể. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ theo dõi người bệnh cẩn thận và cho họ dùng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch để giúp đưa huyết áp trở lại bình thường.

Sốc giảm thể tích

Sốc giảm thể tích là khi cơ thể bị sốc do mất máu hoặc chất lỏng nghiêm trọng.

Sốc giảm thể tích là khi cơ thể bị sốc do mất máu hoặc chất lỏng nghiêm trọng

Mất một lượng máu lớn, có thể xảy ra trong khi phẫu thuật, gây tụt huyết áp. Giảm thể tích máu có nghĩa là máu trong cơ thể không thể di chuyển dễ dàng đến các cơ quan cần.

Vì sốc là một trường hợp khẩn cấp nên người bệnh sẽ được điều trị tại bệnh viện. Mục tiêu điều trị là cố gắng phục hồi máu và dịch trong cơ thể trước khi các cơ quan quan trọng bị tổn thương (đặc biệt là thận và tim).

Sốc nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng đe dọa tính mạng do nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc vi rút. Thường xảy ra hiện tượng thoát dịch từ lòng mạch vào các mô.

Một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm khuẩn huyết được gọi là sốc nhiễm khuẩn và một trong những triệu chứng thường gặp là huyết áp thấp nghiêm trọng.

Người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn nếu họ đang ở trong bệnh viện hồi phục sau phẫu thuật. Nhiễm khuẩn huyết được điều trị tại bệnh viện bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, truyền thêm dịch và theo dõi.

Để điều trị huyết áp thấp, người bệnh có thể được dùng thuốc gọi là thuốc vận mạch. Những loại thuốc này giúp thắt chặt các mạch máu để tăng huyết áp.

Điều trị tại nhà

Nếu vẫn bị huyết áp thấp khi trở về nhà, có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm các triệu chứng:

  • Đứng dậy từ từ: Dành thời gian để di chuyển và vươn vai trước khi đứng dậy. Điều này sẽ giúp máu lưu thông trong cơ thể.
  • Tránh xa caffein và rượu: Cả hai đều có thể gây mất nước.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên: Một số người bị huyết áp thấp sau khi ăn và các bữa ăn nhỏ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Uống nhiều nước hơn: cung cấp đủ nước giúp ngăn ngừa huyết áp thấp.
  • Ăn nhiều muối hơn: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tăng lượng muối bằng cách thêm nhiều muối hơn vào thức ăn hoặc uống viên muối nếu lượng muối của bạn đang giảm. Đừng bắt đầu thêm muối mà không hỏi bác sĩ trước. Hình thức điều trị này chỉ nên được thực hiện với lời khuyên của bác sĩ.

Có nên lo lắng quá nếu bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan quan trọng, như tim và não, do thiếu oxy.

Huyết áp thấp có nhiều khả năng xảy ra hơn khi người bệnh đang được điều trị tại bệnh viện trong các trường hợp khẩn cấp như mất máu hoặc nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp không cần điều trị.

Dù vậy người bệnh vẫn nên thận trọng nếu gặp phải trường hợp này. Nếu lo lắng về tình trạng huyết áp thấp đang diễn ra, người bệnh nên đi khám bác sĩ, đặc biệt nếu đang gặp phải các triệu chứng, bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Lâng lâng 
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Mất nước
  • Cảm thấy lạnh tái đi
  • Ngất xỉu

Website: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.