NHU CẦU KẼM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

17/03/2023 - Manager Website

Cơ thể chứa 2 – 3 g kẽm, với gần 90% được tìm thấy trong cơ và xương.

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng nhất cho sự phát triển của cơ thể, người ta nhận thấy có hơn 300 enzyme có kẽm tham gia vào cấu trúc hoặc đóng vai trò như chất xúc tác và các hoạt động điều hòa. Kẽm tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể như tăng trưởng và phân chia của tế bào, hoạt động của hệ thần kinh, miễn dịch, sinh sản,… do đó đảm bảo đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể là rất cần thiết.

1. HẤP THU KẼM

Nguy cơ thiếu kẽm ở các nước đang phát triển thường do thiếu kẽm trong khẩu phần, đặc biệt là ở trẻ em. Khẩu phần ăn của trẻ em trong các hộ gia đình thu nhập thấp thường tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn nguồn gốc động vật và giàu thực vật chứa nhiều chất ức chế hấp thu kẽm, do đó có kẽm trong khẩu phần có giá trị sinh học thấp.

Nguy cơ thiếu kẽm ở các nước đang phát triển thường do thiếu kẽm trong khẩu phần
Nguy cơ thiếu kẽm ở các nước đang phát triển thường do thiếu kẽm trong khẩu phần

Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và một số ngũ cốc được tăng cường kẽm. Vì kẽm chủ yếu có trong mầm và phần cám của hạt nên gần như 80% tổng số kẽm bị mất đi trong quá trình xay xát. Ngoài ra, các loại ngũ cốc thường giàu phytate – một chất ức chế sự hấp thu kẽm.

Các loại ngũ cốc thường giàu phytate - một chất ức chế sự hấp thu kẽm
Các loại ngũ cốc thường giàu phytate – một chất ức chế sự hấp thu kẽm

Do đó Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra mức khuyến nghị kẽm dựa trên giá trị sinh học của kẽm trong khẩu phần:

– Hấp thu tốt: giá trị sinh học kẽm tốt = 50% (khẩu phần có nhiều protein động vật hoặc cá)

– Hấp thu vừa: giá trị sinh học kẽm trung bình = 30% (khẩu phần có vừa phải protein động vật hoặc cá: tỷ số phytate/kẽm là 5:15)

– Hấp thu kém: giá trị sinh học kẽm thấp = 15% (khẩu phần ít hoặc không có protein động vật hoặc cá).

2. NHU CẦU KẼM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VIỆT NAM

Nhu cầu kẽm khác nhau theo giới, tuổi, trạng thái sinh lý và bệnh lý. Nam giới có nhu cầu cao hơn nữ giới, sau tuổi 70, nhu cầu kẽm giảm đi. Nhu cầu tăng lên ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Nhu cầu kẽm khác nhau theo giới, tuổi, trạng thái sinh lý và bệnh lý
Nhu cầu kẽm khác nhau theo giới, tuổi, trạng thái sinh lý và bệnh lý

Nhu cầu khuyến nghị kẽm cho người trưởng thành Việt Nam là:

– Nam giới từ 20 – 69 tuổi: 

+ Hấp thu tốt: 6 mg/ ngày

+ Hấp thu trung bình: 10 mg/ ngày

+ Hấp thu kém:  20 mg/ ngày

– Nữ giới từ 20 – 69 tuổi:

+ Hấp thu tốt: 4,8 mg/ ngày

+ Hấp thu trung bình: 8 mg/ ngày

+ Hấp thu kém: 16 mg/ ngày

– Nam giới trên 70 tuổi:

+ Hấp thu tốt: 5,4 mg/ ngày

+ Hấp thu trung bình: 9 mg/ ngày

+ Hấp thu kém: 18 mg/ ngày

– Nữ giới trên 70 tuổi:

+ Hấp thu tốt: 4,2 mg/ ngày

+ Hấp thu trung bình: 7 mg/ ngày

+ Hấp thu kém: 14 mg/ ngày

– Phụ nữ có thai:

+ Hấp thu tốt: 6 mg/ngày

+ Hấp thu trung bình: 10 mg/ ngày

+ Hấp thu kém: 20 mg/ ngày

– Phụ nữ cho con bú:

+ Hấp thu tốt: 22 mg/ ngày

+ Hấp thu trung bình: 11 mg/ ngày

+ Hấp thu kém: 6,6 mg/ ngày

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Danh Tuyên, Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2016
  2. Phạm Văn Phú, Dinh dưỡng cơ sở. Nhà xuất bản Y học, 2016.

Tìm hiểu bài viết liên quan: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.