TỔNG QUAN NIACIN

18/03/2023 - Manager Website

Niacin, còn được gọi là axit nicotinic, là một hợp chất hữu cơ và là một dạng vitamin B3, một chất dinh dưỡng thiết yếu của con người.

1. VAI TRÒ

Niacin (hay còn gọi là vitamin B3, vitamin PP) là để chỉ các hợp chất nicotinamide (nicotinic acid amide), nicotinic acid (pyridine-3-carboxylic acid) và các dẫn chất có hoạt tính sinh học của nicotinamide trong cơ thể. Niacin đóng vai trò chất mang hoặc đồng enzyme để chuyển ion hydro trong các men thủy phân. 

Niacin đóng vai trò chất mang hoặc đồng enzyme để chuyển ion hydro trong các men thủy phân
Niacin đóng vai trò chất mang hoặc đồng enzyme để chuyển ion hydro trong các men thủy phân

Niacin thường ở dạng đồng enzyme NAD và NADP có vai trò quan trọng trong các phản ứng oxy hóa khử sinh học. NAD có vai trò trong hô hấp nội bào và là enzyme tham gia vào việc oxy hóa các phân tử năng lượng như glyceraldehyde 3-phosphate, lactate, alcohol, 3-hydroxybutyrate, pyruvate và alpha-ketoglutarate. 

Phản ứng oxy hóa khử

Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng chuyển giao điện tử cần thiết cho mọi vi sinh vật sống, niacin đóng vai trò đồng enzyme trong hơn 200 loại enzyme xúc tác các phản ứng oxy hóa khử. NAD tham gia vào các phản ứng giáng hóa chất bột đường (carbonhydrate), chất béo, chất đạm và rượu. NADP tham gia vào phản ứng tổng hợp sinh học như tổng hợp acid béo và cholesterol, bảo vệ và chuyển hóa cytochrom P450 của nội sinh và ngoại sinh.

Các phản ứng không có sự hóa khử

Đồng enzyme NAD là chất xúc tác cho 2 nhóm enzyme bao gồm mono-ADP-ribosyltransferase và poly-ADP-ribose polymerase (PARPs) để tách niacin từ NAD và chuyển ADP ribose tới protein. Enzyme mono-ADP-ribosyltransferase và sản phẩm của nó là protein ADP ribosylated đóng vai trò trong truyền tín hiệu tế bào bằng cách tác động đến hoạt động của G-protein.

PARPs là các enzyme xúc tác việc vận chuyển nhiều thành phần của ADP-ribose từ NAD tới các thụ thể protein. PARPs có vai trò trong đáp ứng với stress và sửa chữa ADN, dẫn truyền tín hiệu tế bào, sao chép, điều hòa, cấu tạo nhiễm sắc thể và phân chia tế bào. Do vật NAD có vai trò tương đối quan trọng trong phòng chống ung thư.

2. NGUỒN NIACIN

Cơ thể con người lấy niacin từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh. 

Tổng hợp nội sinh: Chỉ 2% tryptophan (Trp) trong chế độ ăn uống được chuyển đổi thành niacin thông qua con đường nhiều bước, xảy ra chủ yếu ở gan và ở mức độ thấp hơn ở các mô ngoài gan (đặc biệt là khi kích hoạt tế bào miễn dịch).

Con đường ngoại sinh: Chế độ ăn uống cung cấp vitamin như axit nicotinic, nicotinamide và Trp, cũng như các dạng niacin đồng hoạt động. Niacin có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại thịt, cá, đặc biệt là phủ tạng. Ngoài ra còn có nhiều trong khoai tây, rau cỏ lá xanh thẫm, bánh mỳ và ngũ cốc.

Cơ thể con người lấy niacin từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh
Cơ thể con người lấy niacin từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẤP THU NIACIN

Một số yếu tố dinh dưỡng, nội tiết tố và sinh lý bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả của con đường đồng hóa chuyển đổi tryptophan thành niacin. Sự thiếu hụt vitamin B6, riboflavin, sắt và heme (các cofactor cần thiết cho các enzym cụ thể), cũng như vitamin B1 và Trp, làm chậm tốc độ phản ứng. 

Nhìn chung

  • Chế độ ăn giàu protein (đặc biệt là tiêu thụ thực phẩm có nồng độ leucine cao như ngô hoặc lúa miến) làm giảm quá trình sinh tổng hợp niacin 
  • Chế độ ăn giàu axit béo không no làm tăng sinh tổng hợp, trong khi axit béo no không gây ảnh hưởng 
  • Tỷ lệ chuyển hóa cao hơn trong khẩu phần chứa tinh bột so với khẩu phần giàu sucrose.
  • Lượng calo thấp ngăn cản quá trình sinh tổng hợp.

4. THIẾU NIACIN

Thiếu niacin và/ hoặc Trp trầm trọng gây bệnh Pellarga, mặc dù bệnh này đã trở nên hiếm gặp ở các nước phát triển, nhưng vẫn còn lưu hành ở các nước kém phát triển. Pellagra phổ biến ở những người chủ yếu ăn ngô, cũng như ở đàn ông suy dinh dưỡng và nghiện rượu; các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến thiếu vitamin B3 là chứng chán ăn, AIDS, ung thư và hóa trị, cũng như các rối loạn kém hấp thu, như bệnh Crohn.

Thiếu niacin và/ hoặc Trp trầm trọng gây bệnh Pellarga
Thiếu niacin và/ hoặc Trp trầm trọng gây bệnh Pellarga

Các triệu chứng của bệnh gồm

  • Viêm da, tổn thương da lúc đầu giống bỏng nắng, sau đó tiến triển tới nứt nẻ, bong vảy, chai cứng da và màu da bị sậm lại, có tính đối xứng hai bên. Bệnh viêm da là kết quả của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cho thấy có khiếm khuyết trong quá trình sửa chữa DNA được cho là do sự tổng hợp poly(ADP-ribose) bị suy yếu để đáp ứng với tổn thương DNA do bức xạ UV gây ra.
  • Tổn thương thần kinh: Viêm/ liệt dây thần kinh ngoại biên làm thay đổi dáng đi, lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi, chán ăn, tê liệt và run. Thiếu niacin là yếu tố nguy cơ cho các rối loạn tâm thần, chứng mất trí nhớ, đau đầu, thoái hóa thần kinh,…
  • Tổn thương đường tiêu hóa: viêm lưỡi, buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Có thể giảm tiết axit dịch vị gây giảm hấp thu vitamin B12
  • Thiếu máu
  • Các triệu chứng giảm nhanh chóng khi được điều trị bằng axit nicotinic.
  • Tài liệu tham khảo

[1] V. Gasperi, M. Sibilano, I. Savini, và M. V. Catani, “Niacin in the Central Nervous System: An Update of Biological Aspects and Clinical Applications”, Int J Mol Sci, vol 20, số p.h 4, tr 974, tháng 2 2019, doi: 10.3390/ijms20040974.

[2] M. Meyer-Ficca và J. B. Kirkland, “Niacin12”, Adv Nutr, vol 7, số p.h 3, tr 556–558, tháng 5 2016, doi: 10.3945/an.115.011239.

[3] Lê Danh Tuyên, Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, 2016.

Tìm hiểu bài viết liên quan: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.