VAI TRÒ CỦA KẼM

10/03/2023 - Manager Website

Cơ thể chứa 2 – 3 g kẽm, với gần 90% được tìm thấy trong cơ và xương.

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng nhất cho sự phát triển của cơ thể, người ta nhận thấy có hơn 300 enzyme có kẽm tham gia vào cấu trúc hoặc đóng vai trò như chất xúc tác và các hoạt động điều hòa. Do đó kẽm liên quan đến nhiều chức năng sống của cơ thể.

1. CHỨC NĂNG CỦA KẼM TRONG TĂNG TRƯỞNG TẾ BÀO VÀ CƠ THỂ

Biểu hiện gen

Kẽm xúc tác hoạt động của enzyme, đóng góp vào cấu trúc protein và điều chỉnh sự biểu hiện của gen thông qua một họ protein phụ thuộc vào kẽm gọi là protein “ngón tay kẽm”. Đây là họ protein lớn nhất để điều hòa phiên mã, dịch mã và các quá trình thiết yếu của tế bào ở những sinh vật nhân chuẩn.

Kẽm xúc tác hoạt động của enzyme, đóng góp vào cấu trúc protein và điều chỉnh sự biểu hiện của gen thông qua một họ protein phụ thuộc vào kẽm gọi là protein “ngón tay kẽm”
Kẽm xúc tác hoạt động của enzyme, đóng góp vào cấu trúc protein và điều chỉnh sự biểu hiện của gen thông qua một họ protein phụ thuộc vào kẽm gọi là protein “ngón tay kẽm”

Kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, DNA và cho quá trình phân chia tế bào, tác dụng tăng trưởng của kẽm có liên quan đến tác dụng của nó đối với sự tổng hợp protein và chức năng nội tiết. Hormone và enzyme đều có bản chất là protein, do đó khi thiếu kẽm, các biểu hiện lâm sàng của thiếu kẽm đầu tiên là thiểu năng tuyến sinh dục và chậm tăng trưởng.

Phát triển xương

Kẽm cũng tương tác với những hormone quan trọng tham gia vào tăng trưởng xương như somatomedin-c, osterocalcin, testosterol, hormone giáp trạng và insulin. Kẽm cũng làm tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hóa xương thông qua kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương. Do đó kẽm cũng là vi chất quan trọng cho sự phát triển toàn vẹn của cấu trúc xương.

2. KẼM THAM GIA VÀO CHỨC NĂNG MIỄN DỊCH

Hormone thymopoietin cần thiết cho sự trưởng thành của tế bào lympho T được chứng minh là phụ thuộc vào kẽm. Thiếu kẽm ảnh hưởng xấu đến chức năng bảo vệ và tiêu diệt kháng nguyên của tế bào T. Bổ sung kẽm làm tăng nhanh sự tái tạo niêm mạc, tăng lượng enzyme ở diềm bàn chải, tăng miễn dịch tế bào, tăng tiết kháng thể.

Do đó, thiếu kẽm có thể làm suy giảm miễn dịch, tăng tính nhạy cảm với bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ở trẻ em. Bổ sung kẽm có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, có thể làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ.

3. KẼM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Trong quá trình phát triển của não, các protein “ngón tay kẽm” tham gia vào cấu trúc của não và sự dẫn truyền thần kinh. Kẽm tham gia vào việc tổng hợp tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh và những chất này tham gia vào chức năng nhớ. Do đó kẽm là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng của não bộ, hệ thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Kẽm phát triển hệ thống thần kinh trung ương
Kẽm phát triển hệ thống thần kinh trung ương

4. KẼM HỖ TRỢ TIÊU HOÁ

Kẽm tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương, làm thay đổi sự đáp ứng của các thụ thể đặc hiệu đối với dẫn truyền thần kinh, nhờ đó có thể làm tăng sự ngon miệng. Ngoài ra, kẽm cũng tham gia chuyển hóa glucid, lipid và protein từ đó dẫn đến việc sử dụng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. 

Kẽm hỗ trợ tiêu hoá
Kẽm hỗ trợ tiêu hoá

Tài liệu tham khảo

  1.   Phạm Văn Phú, Dinh dưỡng cơ sở. Nhà xuất bản Y học, 2016.
  2.   R. B. SAPER và R. RASH, “Zinc: An Essential Micronutrient”, Am Fam Physician, vol 79, số p.h 9, tr 768, tháng 5 2009.
  3.   G. Ecco, M. Imbeault, và D. Trono, “A tale of domestication: the endovirome, its polydactyl controllers and the species-specificity of human biology”, Development, vol 144, số p.h 15, tr 2719–2729, tháng 8 2017, doi: 10.1242/dev.132605.

Tìm hiểu bài viết liên quan: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.