VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT ĐỐI VỚI HỆ MIỄN DỊCH

20/05/2023 - Manager Website

Can thiệp dinh dưỡng đã trở thành một phương pháp điều trị cần thiết trong quản lý bệnh tật ở bệnh viện, phòng khám và gia đình. Cung cấp các chất dinh dưỡng không chỉ làm giảm các bệnh mạn tính mà còn giảm tác động bất lợi của các chất miễn dịch trung gian. Thay vì tập trung tăng cường năng lượng, thì cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và thích hợp là yếu tố quyết định các chức năng miễn dịch tối ưu, bao gồm kích hoạt các tế bào miễn dịch, tương tác, biệt hoá hoặc biểu hiện chức năng của các tế bào này.

1. VAI TRÒ CỦA KẼM TRONG MIỄN DỊCH

Kẽm có vai trò quan trọng trong cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được:

+ Kẽm tham gia vào các enzyme tổng hợp protein, giúp mau lành vết thương, tổng hợp hormone cần thiết cho sự trưởng thành của tế bào lympho T.

+ Chống viêm và dị ứng

+ Tổng hợp kháng thể

+ Điều hòa và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

Bổ sung kẽm làm tăng nhanh sự tái tạo niêm mạc, tăng lượng enzyme ở diềm bàn chải, tăng miễn dịch tế bào, tăng tiết kháng thể. Do đó, thiếu kẽm có thể làm suy giảm miễn dịch, tăng tính nhạy cảm với bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ở trẻ em. Bổ sung kẽm có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, có thể làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ.

Nglượng kẽm trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽmuy cơ thiếu kẽm ở các nước đang phát triển thường do thiếu kẽm trong khẩu phần
Vai trò của kẽm trong miễn dịch

2. VAI TRÒ CỦA VITAMIN D TRONG MIỄN DỊCH

Vitamin D có đặc tính chống xơ hóa, chống viêm và điều hòa miễn dịch. 

+ Tăng sự biệt hóa của bạch cầu đơn nhân thành đại thực bào.

+ Kích thích tăng sinh tế bào miễn dịch và sản xuất cytokine và giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

+ 1,25-dihydroxyvitamin D3, dạng hoạt động của vitamin D, điều hòa các protein kháng khuẩn cathelicidin và defensin, có thể trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn.

Vitamin D rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và đóng một vai trò trong sức khỏe biểu mô phổi, đặc biệt là ở trẻ sinh non. Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn (như tiểu đường type 1, bệnh đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp).

3. VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG MIỄN DỊCH

Canxi có thể không tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa miễn dịch nhưng lượng canxi hấp thụ đầy đủ là cần thiết để duy trì nồng vitamin D trong phạm vi tối ưu để tạo điều kiện duy trì các lợi ích điều hòa miễn dịch. Thiếu vitamin D và canxi là điều kiện dễ dẫn đến một số bệnh như: bệnh truyền nhiễm mãn tính, viêm nhiễm và bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hóa, cũng như bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt lượng canxi thấp sẽ làm trầm trọng thêm hậu quả của việc thiếu hụt vitamin D.

4. VAI TRÒ CỦA MAGIE VỚI HỆ MIỄN DỊCH

Mg có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống miễn dịch, trong cả đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu. 

Mức magie tự do nội bào trong tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural killer cell – NK) và tế bào T CD8 điều chỉnh độc tính tế bào của chúng. Thiếu magie có đáp ứng miễn dịch suy giảm, khi được bổ sung Mg, sự suy giảm miễn dịch sẽ đảo ngược một phần hoặc gần như hoàn toàn.

5. VAI TRÒ CỦA VITAMIN A

Vitamin A tham gia vào duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hóa tế bào. Vitamin A giúp cho quá trình phát triển và tái tạo các tế bào da và niêm mạc, khả năng tiết dịch của các tế bào niêm mạc, kích thích quá trình phát triển của các lớp biểu mô như mô sừng, ruột và đường hô hấp. Vitamin A kích thích sự mau liền vết thương.

Do đó vitamin A tham gia vào cả miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu của cơ thể:

+ Miễn dịch không đặc hiệu: bảo vệ sự vẹn toàn của da và niêm mạc, chống sự xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.

+ Miễn dịch đặc hiệu: giúp duy trì, bảo vệ dòng tế bào lympho, tham gia trong đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào lympho T. Cải thiện khả năng sản xuất kháng thể và cảm ứng tế bào lympho T giải phóng lymphokine, giúp tế bào giết tự nhiên thể hiện hoạt tính kháng vi-rút trong máu.

6. VAI TRÒ CỦA VITAMIN C

Hàng rào vật lý:

Chức năng đặc trưng riêng của vitamin C là đóng vai trò quan trọng trong hình thành collagen, một protein cần thiết để gắn kết các tế bào, bền vững thành mạch và quan trọng đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng. Nhờ đó, vitamin C:

+ Kích thích sự bảo vệ các mô

+ Kích thích sự nhanh liền sẹo

Miễn dịch đặc hiệu:

Đặc tính chống oxy hóa bảo vệ bạch cầu và tế bào lympho khỏi stress oxy hóa. Vitamin C tham gia vào quá trình tạo kháng thể, tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào giết tự nhiên (NK), lympho T và bạch cầu đơn nhân, từ đó làm tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng. Vitamin C kích thích tổng hợp interferon – chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus trong tế bào, ức chế viêm và tăng cường điều hòa miễn dịch.

7. VAI TRÒ CỦA OMEGA-3 VÀ MIỄN DỊCH

Bổ sung omega-3 có thể liên quan đến việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút bằng cách thay đổi thành phần chất béo trong màng kép của tế bào. DHA và EPA làm giảm các chất trung gian tiền viêm, do đó làm giảm xâm nhập bạch cầu trung tính ở phổi.

Omega-3 làm trung gian các quá trình viêm và điều hòa miễn dịch cho cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và mắc phải. Hoạt động chống viêm của EPA và DHA bao gồm thay đổi thành phần axit béo phospholipid màng tế bào, phá vỡ các mảng lipid, ức chế sự hoạt hóa của yếu tố phiên mã tiền viêm κB, do đó làm giảm biểu hiện của các gen gây viêm. Omega-3 làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, bạch cầu trung tính, EPA và DHA làm tăng sản xuất kháng thể IgM của tế bào B bằng cách tăng số lượng tế bào sản xuất kháng thể.

Chỉ số omega 3
Vai trò của omega-3 đối với hệ miễn dịch

Ngoài omega-3, một acid béo không bão hòa đa thiết yếu khác là omega-6 cũng tham gia vào điều hòa chính của đáp ứng viêm. Tuy nhiên, axit arachidonic (ARA; 20:4 ω-6) được coi là tiền chất của các phân tử gây viêm và cần lưu ý bổ sung ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng. Tác dụng tối ưu của omega-6 phụ thuộc vào tỷ lệ nồng độ với omega-3. Người ta cho rằng tỷ lệ omega 6:omega 3 thấp (không lớn hơn 4:1) có liên quan đến tác dụng chống viêm trong hệ thống miễn dịch. 

8. ACID AMIN VÀ MIỄN DỊCH

Bản chất của kháng thể, các chất gây độc tế bào nhiễm bệnh là protein – được tạo thành từ acid amin. Protein điều hòa sự hoạt hóa của tế bào lympho T và B, tế bào tiêu diệt tự nhiên và đại thực bào, tăng sinh tế bào lympho và sản xuất các kháng thể, cytokine và các chất gây độc tế bào khác.

Protein dạng thủy phân đã được chứng minh là tăng cường chức năng rào cản và sản xuất IgA trong mô hình động vật, và kết quả là có thể có các ứng dụng để kết hợp trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh ít gây dị ứng và dinh dưỡng lâm sàng cho những người mắc các bệnh như bệnh viêm ruột.

Sự thiếu protein làm suy giảm chức năng miễn dịch và làm tăng tính nhạy cảm của con người đối với bệnh truyền nhiễm.

Glutamine là một axit amin không thiết yếu cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhiều loại tế bào bao gồm cả những tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch. Nó cũng đóng vai trò là tiền chất để tổng hợp nucleotide, đặc biệt phù hợp với các tế bào phân chia nhanh như tế bào miễn dịch trong đáp ứng miễn dịch.

Trong nhiễm trùng, tốc độ tiêu thụ glutamine của các tế bào miễn dịch tương đương hoặc lớn hơn so với glucose. Glutamine có vai trò trong chức năng của một số tế bào miễn dịch bao gồm bạch cầu trung tính, đại thực bào và tế bào lympho. Trong điều kiện dị hóa (ví dụ: nhiễm trùng, viêm, chấn thương), glutamine được giải phóng vào tuần hoàn, một quá trình thiết yếu được kiểm soát bởi các cơ quan chuyển hóa như gan, ruột và cơ xương. 

9. MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG KHÁC

Selenium

Selenium là một nguyên tố vi lượng, giống như kẽm, có vai trò quan trọng về chức năng, cấu trúc và enzyme trong nhiều loại protein. Ngoài các vai trò quan trọng trong nhiều mô không miễn dịch trong cơ thể, selen rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch tối ưu. Một số tác giả giải thích vai trò của selen trong sinh học miễn dịch và cơ chế mà selenoprotein điều hòa khả năng miễn dịch. Bằng chứng về tầm quan trọng của tình trạng selen trong các bệnh truyền nhiễm bao gồm nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người đã được xem xét.

Se ảnh hưởng đến cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh (như đại thực bào và bạch cầu trung tính) và hệ thống miễn dịch thích ứng (như tế bào lympho T và B). Cho đến nay, các nghiên cứu điều tra tác động của Se ở mức độ dinh dưỡng đối với khả năng miễn dịch ung thư chỉ ra rằng Se có khả năng hoạt động như chất kích thích miễn dịch, tức là đảo ngược sự thoát khỏi miễn dịch của các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch, điều chỉnh các cytokine tiền viêm, bảo vệ các tế bào miễn dịch khỏi stress oxy hóa.

Vitamin E

Vitamin E là một trong những vitamin có khả năng chống oxy hóa cản trở phản ứng cản trở phản ứng xấu của gốc tự do trên các tế bào cơ thể, có tác dụng chống viêm mạnh. Vitamin E cùng với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư. Vitamin E cần thiết đối với chức năng miễn dịch bình thường, đặc biệt đối với chức năng của tế bào lympho T, tăng cường chức năng qua trung gian tế bào T và tăng sinh tế bào lympho. Tăng cường sản xuất IL-2 và hoạt động gây độc tế bào của tế bào NK.

Chức năng chống oxy hoá của vitamin E
Chức năng chống oxy hoá của vitamin E

Vitamin B6

Vitamin B6 tham gia cả miễn dịch bẩm sinh và đặc hiệu. Điều hòa trạng thái viêm và hoạt động tế bào NK. Cần thiết trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa nội sinh của các axit amin, các cấu trúc của các cytokine và kháng thể. Có vai trò trong việc tăng sinh, biệt hóa và trưởng thành tế bào lympho.

Vitamin B12

Vitamin B12 có thể hoạt động như một chất điều hòa miễn dịch đối với khả năng miễn dịch của tế bào, đặc biệt là có tác dụng đối với các tế bào gây độc tế bào (tế bào NK, tế bào T CD8 + ). Tạo điều kiện sản xuất tế bào lympho T.
Tham gia vào quá trình miễn dịch dịch thể và tế bào.

Folate

Folate (Vitamin B9): Có vai trò trong miễn dịch qua trung gian tế bào. Quan trọng để đáp ứng đủ kháng thể với kháng nguyên. Hỗ trợ đáp ứng miễn dịch qua trung gian Th1.

Sắt

Sắt tham gia điều hòa sản xuất và hoạt động của cytokine. Hình thành các gốc hydroxyl có độc tính cao, do đó tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn bởi bạch cầu trung tính. Sắt quan trọng trong việc tạo ra gốc oxy hóa khử tiêu diệt mầm bệnh. Cần thiết cho sự biệt hóa và tăng trưởng của tế bào T, thành phần của các enzyme quan trọng đối với hoạt động của các tế bào miễn dịch (ví dụ: ribonucleotide reductase tham gia vào quá trình tổng hợp DNA). Tuy nhiên trong các bệnh lý nhiễm trùng, dư thừa sắt dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm.

Đồng

Đồng khử gốc tự do và có đặc tính kháng khuẩn. Đồng tích tụ tại các vị trí viêm, quan trọng đối với việc sản xuất và đáp ứng IL-2. Có vai trò tăng sinh tế bào T và sản xuất kháng thể và miễn dịch tế bào.

Tài liệu tham khảo (tổng hợp)

Tìm hiểu bài viết liên quan: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.