VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP P1

02/04/2023 - Manager Website

Tăng huyết áp trở thành bệnh lý phổ biến nhất thế giới hiện nay với 1,28 tỷ người trưởng thành từ 30 – 79 tuổi mắc theo ước tính của WHO với tốc độ gia tăng chóng mặt: tăng lên gấp đôi từ 650 triệu lên 1,28 tỷ người trong 30 năm, từ năm 1990 đến năm 2019.

Các biến chứng nguy hiểm cùng sự “giết người thầm lặng” của tăng huyết áp đã biến tăng huyết áp trở thành yếu tố nguy cơ lớn nhất của gánh nặng bệnh tật toàn cầu và là nguyên nhân gây ra cái chết của 9,4 triệu người mỗi năm.

Ngoài những yếu tố nguy cơ không thay đổi được như tuổi, tiền sử gia đình, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Dinh dưỡng tác động đến huyết áp động mạch qua nhiều khâu, đặc biệt là lượng các chất:

– Natri, kali, calci, magie

– Tổng số chất béo, thành phần chất béo: acid béo không no, acid béo no, acid béo chuyển hóa

– Carbohydrate: đường tinh thể/ phức hợp, chất xơ

– Tiêu thụ rượu

I. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN HUYẾT ÁP

1. Natri

Natri có nhiều trong các loại gia vị như muối ăn, mì chính, nước mắm, các thực phẩm chế biến sẵn, hun khói, sấy khô, đóng hộp,…

Những nghiên cứu quan sát cho thấy những quần thể có chế độ ăn mặn thường có tỷ lệ tăng huyết áp cao.

Những quần thể có chế độ ăn mặn thường có tỷ lệ tăng huyết áp cao
Những quần thể có chế độ ăn mặn thường có tỷ lệ tăng huyết áp cao

Natri làm tăng huyết áp thông qua tăng độ cứng thành mạch, tăng sức cản mạch ngoại vi, tăng co mạch và thể tích dịch cơ thể.

Giảm lượng natri ăn vào ở người  tăng huyết áp, đặc biệt là bệnh nhân nhạy cảm với muối, sẽ làm hạ huyết áp đáng kể từ 4-6/2-3 mmHg, hạn chế natri có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tăng huyết áp ở bệnh người bệnh có nguy cơ cao và giảm huyết áp trong tương lai.

2. Kali

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy chế độ ăn giàu kali có tác dụng làm giảm huyết áp rõ rệt, nhất là ở những người ăn nhiều muối và có tăng huyết áp. Tác dụng giảm huyết áp của kali được cho là liên quan đến tăng thải natri. Chế độ ăn giàu kali (4-5 g/ ngày) có thể làm giảm huyết áp ở những người có tiền sử gia đình tăng huyết áp. 

3. Canxi

Mối tương quan giữa canxi ăn vào và tăng huyết áp được chú ý đầu tiên bắt nguồn từ nghiên cứu dịch tễ học ở các nước phương Tây cho thấy tác dụng của “nước nặng” có thể phòng được các bệnh về tim mạch.

Các nghiên cứu dân số chỉ ra rằng lượng canxi hấp thụ cao từ chế độ ăn uống có liên quan đến huyết áp thấp, trong khi các thử nghiệm lâm sàng sử dụng chất bổ sung canxi để hạ huyết áp ít thuyết phục hơn. Một chế độ ăn nhiều canxi có liên quan đến việc giảm huyết áp và nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp.

Lượng canxi hấp thụ cao từ chế độ ăn uống có liên quan đến huyết áp thấp
Lượng canxi có liên quan đến giảm nguy cơ phát triển chứng tăng huyết áp

Trong hai nghiên cứu, những người nhận được >800 mg/ ngày canxi so với 400 mg/ ngày đã giảm được 23% nguy cơ phát triển chứng tăng huyết áp.

Khi canxi ở nồng độ tối ưu sẽ ổn định màng tế bào mạch máu, ức chế sự xâm nhập của chính nó vào tế bào và giảm co thắt mạch máu. Canxi hoạt động kết hợp với các ion khác như natri, kali và magie để cung cấp sự cân bằng ion cho màng mạch máu, làm giãn mạch và dẫn đến giảm huyết áp.

4. Magie

Magie có thể hạ huyết áp bằng cách hoạt động như một chất chặn kênh canxi tự nhiên. Cụ thể, magie cạnh tranh với natri để giành vị trí gắn kết trên các tế bào cơ trơn mạch máu, làm tăng prostaglandin E, liên kết hợp tác với kali và gây ra sự giãn mạch phụ thuộc vào nội mô và giảm huyết áp.

Ngoài huyết áp, magie điều chỉnh canxi, natri, kali và pH nội bào cũng như khối lượng tâm thất trái, độ nhạy insulin và điều hòa động mạch. Magie hiệu quả hơn trong việc giảm huyết áp khi dùng ở dạng tự nhiên dưới dạng kết hợp của magie, kali và canxi so với khi dùng đơn lẻ.

Vai trò của khoáng chất trong tăng huyết áp
Vai trò của khoáng chất trong tăng huyết áp

Tóm lại các ion Na+, K+, Ca++, Mg++ đều có một mối tương quan rõ rệt đối với tăng huyết áp, đặc biệt trong tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Các ion này có thể ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau để hạn chế sự chuyển vận ion Na+, K+, Ca++ bào tế bào cơ trơn của thành mạch. Chế độ ăn ít natri, giàu kali, canxi, magie tỏ ra có hiệu quả trong điều chỉnh hạ huyết áp động mạch, đặc biệt là trong tăng huyết áp có nhạy cảm với muối.

Tài liệu tham khảo

[1] P. Buppasiri, P. Lumbiganon, J. Thinkhamrop, C. Ngamjarus, M. Laopaiboon, và N. Medley, “Calcium supplementation (other than for preventing or treating hypertension) for improving pregnancy and infant outcomes”, Cochrane Database Syst Rev, số p.h 2, tr CD007079, tháng 2 2015, doi: 10.1002/14651858.CD007079.pub3.
[2] M. C. Houston và K. J. Harper, “Potassium, Magnesium, and Calcium: Their Role in Both the Cause and Treatment of Hypertension”, J Clin Hypertens (Greenwich), vol 10, số p.h 7, tr 3–11, tháng 8 2008, doi: 10.1111/j.1751-7176.2008.08575.x.
[3] B. Zhou, P. Perel, G. A. Mensah, và M. Ezzati, “Global epidemiology, health burden and effective interventions for elevated blood pressure and hypertension”, Nat Rev Cardiol, tr 1–18, tháng 5 2021, doi: 10.1038/s41569-021-00559-8.
[4] “Sodium, potassium, body mass, alcohol and blood pressure: the INTERSALT Study. The INTERSALT Co-operative Research Group”, J Hypertens Suppl, vol 6, số p.h 4, tr S584-586, tháng 12 1988.
[1] P. Buppasiri, P. Lumbiganon, J. Thinkhamrop, C. Ngamjarus, M. Laopaiboon, và N. Medley, “Calcium supplementation (other than for preventing or treating hypertension) for improving pregnancy and infant outcomes”, Cochrane Database Syst Rev, số p.h 2, tr CD007079, tháng 2 2015, doi: 10.1002/14651858.CD007079.pub3.
[2] M. C. Houston và K. J. Harper, “Potassium, Magnesium, and Calcium: Their Role in Both the Cause and Treatment of Hypertension”, J Clin Hypertens (Greenwich), vol 10, số p.h 7, tr 3–11, tháng 8 2008, doi: 10.1111/j.1751-7176.2008.08575.x.
[3] B. Zhou, P. Perel, G. A. Mensah, và M. Ezzati, “Global epidemiology, health burden and effective interventions for elevated blood pressure and hypertension”, Nat Rev Cardiol, tr 1–18, tháng 5 2021, doi: 10.1038/s41569-021-00559-8.
[4] “Sodium, potassium, body mass, alcohol and blood pressure: the INTERSALT Study. The INTERSALT Co-operative Research Group”, J Hypertens Suppl, vol 6, số p.h 4, tr S584-586, tháng 12 1988.

Tìm hiểu bài viết liên quan: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.