Tiểu đường type 2 ở trẻ em

12/10/2024 - Manager Website

Tiểu đường type 2 là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến chuyển hóa đường của cơ thể. Trong nhiều thập kỷ qua, bệnh tiểu đường type 2 được coi là bệnh chỉ dành cho người lớn, tuy nhiên căn bệnh này đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ em. Từ năm 2014 đến năm 2015, khoảng 24% các trường hợp chẩn đoán bệnh tiểu đường mới ở trẻ em là bệnh tiểu đường type 2.

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh phát triển dần dần nên khó phát hiện các triệu chứng. Ở trẻ có thể không có biểu hiện gì.

Nếu bạn tin rằng con mình mắc bệnh tiểu đường, hãy để ý đến sáu triệu chứng sau:

1. Mệt mỏi quá mức

Những thay đổi của lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể. Vì vậy, trẻ nhỏ có vẻ mệt mỏi hoặc buồn ngủ bất thường.

Những thay đổi của lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể

2. Đi tiểu thường xuyên

Tiểu đường là tình trạng dư thừa đường trong máu. Điều này khiến thận khó hấp thu đường thừa và chúng thường thất bại trong quá trình này. Kết quả là làm tăng tình trạng mót tiểu.Điều này có thể khiến con bạn phải chạy vào phòng tắm để đi vệ sinh thường xuyên.

3. Khát nước thường xuyên

Trẻ bị khát nước thường xuyên có thể có lượng đường trong máu cao.

4. Thèm ăn thường xuyên

Trẻ mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để chuyển hóa carbohydrate, từ đó không cung cấp đủ năng nhiên liệu cho các tế bào của cơ thể. Mặt khác, một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.

5. Chậm lành vết thương

Các vết loét hoặc nhiễm trùng khó lành hoặc chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2.

6. Da sạm màu

Tình trạng kháng insulin có thể khiến da bị sạm đen, phổ biến nhất là ở nách và cổ. Nếu con bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, bạn có thể nhận thấy những vùng da sẫm màu. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ

Thừa cân có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Trẻ thừa cân có nguy cơ kháng insulin cao hơn. Khi cơ thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh insulin, lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ. Ví dụ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ tăng lên nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai cha mẹ đều mắc bệnh này.

Chẩn đoán

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em cần được bác sĩ nhi khoa xét nghiệm. Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, họ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm đường huyết trong nước tiểu, xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose hoặc xét nghiệm A1c.

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em cần được bác sĩ nhi khoa xét nghiệm

Các yếu tố rủi ro

Bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến nhất ở độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi.

Trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu:

  • Có anh chị em hoặc người thân khác mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Có các triệu chứng kháng insulin, bao gồm các mảng da sẫm màu thường thấy quanh cổ hoặc bên dưới nách
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Theo một nghiên cứu năm 2017, những đứa trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên phân vị thứ 85 có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 cao gấp bốn lần trẻ có chỉ số BMI bình thường. 

Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị nên cân nhắc xét nghiệm bệnh tiểu đường đối với bất kỳ trẻ nào thừa cân hoặc béo phì và có thêm ít nhất một yếu tố nguy cơ như được liệt kê ở trên.

Điều trị

Điều trị cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự như điều trị cho người lớn. Kế hoạch điều trị sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu tăng trưởng và mối quan tâm cụ thể của từng. Trẻ em cần được giám sát mọi lúc khi dùng thuốc.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, trẻ nên nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu chế độ ăn và tập thể dục không hiệu quả, bác sĩ nội tiết sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất cho trẻ. 

Theo dõi đường huyết

Trẻ cần được theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày tại nhà và theo dõi phản ứng của trẻ đối đối với việc điều trị.

Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục

Bác sĩ cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống và tập thể dục cho bạn và con bạn để giữ cho con bạn khỏe mạnh. Phụ huynh sẽ cần chú ý cẩn thận đến lượng carbohydrate mà trẻ nạp vào trong ngày.

Việc tập thể dục hàng ngày sẽ giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm những tác động tiêu cực của bệnh tiểu đường type 2.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi trưởng thành. Các vấn đề về mạch máu, như bệnh tim, là một biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Các biến chứng khác, chẳng hạn như các vấn đề về mắt và tổn thương thần kinh, có thể xảy ra và tiến triển nhanh hơn ở trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1.

Trẻ được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2 thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng, huyết áp cao và hạ đường huyết. Bên cạnh đó, thị lực suy yếu và chức năng thận kém cũng được phát hiện xảy ra trong suốt cuộc đời của người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em

Bạn có thể giúp trẻ phòng bệnh tiểu đường bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện các bước sau:

  • Thực hành các thói quen lành mạnh. Trẻ em ăn các bữa ăn cân bằng và hạn chế ăn đường cũng như carbs tinh chế sẽ ít có khả năng bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường vận động. Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Các môn thể thao có tổ chức hoặc các trò chơi là những cách tuyệt vời để giúp trẻ vận động và năng động. Thêm vào đó, cha mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và khuyến khích trẻ chơi bên ngoài.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thói quen ăn uống và tập thể dục lành mạnh có thể giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Điều quan trọng là cha mẹ làm gương tốt cho trẻ em. Hãy tích cực khuyến khích trẻ thực hiện những thói quen tốt bằng cách tham gia cùng trẻ.

Website: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.