Ứng dụng công nghệ liposome trong bổ sung sắt

28/02/2024 - Manager Website

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng đến khoảng một phần ba dân số thế giới cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Thiếu máu xảy ra ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời: trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai đặc biệt có nguy cơ. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 50% tất cả các trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. 

1. Thiếu máu và các lựa chọn điều trị

Các yếu tố nguy cơ chính gây thiếu máu do thiếu sắt (IDA) là: Lượng sắt hấp thụ thấp, mức độ mất máu mạn tính khác nhau và kém hấp thu. Ngoài ra, một số bệnh mạn tính như bệnh thận mạn tính (CKD), suy tim mạn tính, ung thư và bệnh viêm ruột (IBD) thường liên quan đến IDA. Thiếu máu do thiếu sắt cũng được biết là ảnh hưởng đến phần lớn người trưởng thành và bệnh nhân cao tuổi trong khoa nội. 

Bên cạnh việc tìm kiếm và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt, các biện pháp phòng ngừa như tăng cường thực phẩm và bổ sung sắt cũng được quan tâm. Bổ sung sắt đường uống thường được khuyến cáo là liệu pháp đầu tiên, vì đây là một lựa chọn hiệu quả về chi phí. Cả hai dạng sắt (II) và sắt (III) đều có sẵn, nhưng chỉ dạng sắt (II) được khuyên dùng do khả năng hấp thụ vượt trội. Sắt sulfat được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng sắt gluconate và fumarate cũng có thể được sử dụng.

Những hạn chế của việc bổ sung sắt qua đường uống là: (1) Hấp thu sắt kém (10–15%), (2) mất sắt hoặc nhu cầu sắt vượt quá liều hấp thụ, (3) khả dụng sinh học thấp, (4) khả năng dung nạp kém, (5) dẫn đến không tuân thủ. Hấp thụ sắt có thể bị giảm khi dùng đồng thời các chất ức chế hấp thu sắt như phốt phát, phytate và tanin trong thực phẩm và có rối loạn tiêu hóa. Một số tác dụng phụ gây khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn/nôn, tiêu chảy và/hoặc táo bón có liên quan trực tiếp đến lượng sắt sử dụng.

Truyền sắt qua tĩnh mạch (IV) được khuyến cáo là liệu pháp thứ hai cho bệnh nhân không đáp ứng/ không dung nạp/ không tuân thủ điều trị với bổ sung sắt qua đường uống, cần bổ sung sắt nhanh, kém hấp thu do phẫu thuật, mất máu nhiều, sử dụng đồng thời erythropoietin và thiếu máu thứ phát do ung thư hoặc hóa trị. Một số chế phẩm IV có sẵn là sắt gluconat, sắt hydroxit sucrose phức hợp và sắt dextran. Mặc dù có hồ sơ an toàn tốt, các chế phẩm sắt IV gây đau, cần theo dõi bệnh nhân và có nguy cơ sốc phản vệ và một số chế phẩm có thể gây đổi màu chỗ tiêm.

2. Phân phối thuốc bằng công nghệ liposome

Nhà huyết học người Anh Alec Bangham lần đầu tiên mô tả liposome vào năm 1961 và kể từ đó chúng đã được công nhận và sử dụng rộng rãi làm phương tiện phân phối dược phẩm. 

Liposome là những tiểu phân hình cầu có kích thước nano đến vài micromet, bao gồm một hoặc nhiều lớp lipid kép bao quanh các ngăn chứa nước, trong đó các nhóm đầu phân cực hướng về phía pha nước bên trong và bên ngoài. Thành phần chính của liposome gồm phospholipid và sterol.

Lớp kép phospholipid này phù hợp với các chức năng cơ bản của tế bào, như khả năng thay đổi vận động vận động và hình dạng, đồng thời có khả năng bắt chước các đặc tính lý sinh của tế bào sống (Hình 1). Hai lĩnh vực vận chuyển mà liposome cho thấy nhiều hứa hẹn nhất là vận chuyển thuốc và liệu pháp gen, nhờ những ưu điểm này mà việc sử dụng chúng mang lại hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống.

Công thức của thuốc trong liposome
Công thức của thuốc trong liposome

Trong lĩnh vực thuốc, hầu hết các công thức thuốc liposomal đều được chấp thuận cho ứng dụng IV; tiêm bắp và uống cũng đã được kiểm tra. Liposome có hai pha, do đó chúng có khả năng đóng vai trò là chất mang cả thuốc ưa dầu và thuốc ưa nước. Việc đóng gói thuốc trong liposome đã nâng cao chỉ số điều trị của các tác nhân khác nhau, chủ yếu thông qua những thay đổi về dược động học và dược lực học của chúng.

Các đặc tính của liposome có thể thay đổi tùy theo các hoạt chất được mang. Ví dụ, nó có thể làm giảm tốc độ phân hủy của liposome và làm chậm quá trình giải phóng thành phần của nó. Ái lực của liposome đối với một mô nhất định có thể được tăng lên bằng cách thay đổi thành phần và điện tích của nó hoặc thậm chí thêm các thụ thể hoặc kháng nguyên bám dính.

3. Bổ sung sắt liposomal bằng đường uống

Các muối sắt như pyrophosphate sắt được bao bọc bởi liposome, một cấu trúc hình cầu có bản chất phospholipid tương tự như các màng tế bào của con người. Dạng bào chế này vượt qua hàng rào axit dạ dày và đến ruột non nguyên vẹn. Trong ruột, các tế bào M với hàm lượng lysozyme thấp của chúng hấp thụ hoàn toàn sắt liposome mà không cần các chất vận chuyển đặc hiệu (Hình 2).

Quá trình hấp thu sắt liposomal
Quá trình hấp thu sắt liposomal

Sau đó, liposome được kết hợp bởi quá trình nhập bào từ đại thực bào và thông qua dòng bạch huyết đến các tế bào gan nguyên vẹn. Sự bảo vệ bởi liposome giúp sắt vượt qua môi trường acid dạ dày tự do, ngăn chặn sự suy giảm sớm của chất và/hoặc sự bất hoạt của nó và được hấp thụ trực tiếp. Cơ chế này cung cấp lượng sắt liposome cao hơn, giảm tác dụng phụ ở đường tiêu hóa và ngăn ngừa sắt không ổn định trong đường tiêu hóa được trực tiếp hấp thu vào ruột và giải phóng trực tiếp vào gan.

Do đó, phương pháp bổ sung sắt này có tác dụng tăng khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa, tăng sinh khả dụng và tỷ lệ tác dụng phụ thấp. Khả năng hấp thu hoặc sinh khả dụng của liposomal pyrophosphate sắt lớn hơn 3,5 lần so với sắt pyrophotphat tự do, gấp 2,7 lần so với sắt sunfat và 4,1 lần so với sắt gluconat. Ngoài ra, nồng độ sắt liposome huyết tương đạt tối đa sau 2 giờ kể từ khi uống, đảm bảo sinh khả dụng cao hơn của nguyên tố cho tất cả các quá trình chuyển hóa.

Tuy nhiên, việc vận chuyển sắt có thể được điều chỉnh bởi kích thước của liposome, và khả năng vận chuyển nó giảm khi kích thước ngày càng tăng. Ngoài ra, tùy thuộc vào kích thước của liposome, các con đường khác nhau, chẳng hạn như thay đổi tín hiệu các quá trình cần thiết cho các chức năng cơ bản của tế bào, nhập bào qua trung gian thụ thể, thực bào, thay vì con đường hấp thụ truyền thống có thể được thực hiện.

Trong một nghiên cứu so sánh, sự hấp thụ của sắt glycinate liposomal cao hơn so với sắt glycinate và tác dụng ức chế của axit phytic và kẽm đối với hấp thu sắt đã giảm bằng cách kết hợp sắt glycinate thành liposome. Ví dụ, tại sắt nồng độ 50 μmol/L, sự vận chuyển sắt ở nồng độ phytic axit 100, 200, 500 và 1000 μmol/L làm giảm tương ứng 3,0, 4,6, 7,4 và 14,0% đối với sắt glycinate liposome và 8,0, 16,5, 27,0 và 45,2% đối với sắt glycinate. Sắt liposome đã được chứng minh là có sinh khả dụng cao hơn đáng kể so với vi nang thành phần pyrophosphate sắt và sulfat sắt trong mô hình tế bào Caco-2.

Website: https://inrd.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022

Tin mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.