Liệu pháp acid béo không bão hòa đa omega-3 (Ω-3 PUFA) tiếp tục cho thấy nhiều hứa hẹn trong điều trị ban đầu và đặc biệt là trong phòng ngừa thứ phát các bệnh tim mạch (CV).
Vai trò omega-3 trong suy tim
Bổ sung Ω-3 đã được chứng minh là giảm đáng kể nguy cơ và tử vong do nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành. Lợi ích của Ω-3 cũng đã được nghiên cứu ở bệnh nhân suy tim (heart failure- HF), và nghiên cứu ấn tượng nhất tập trung vào Ω-3 ở đối tượng này là thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng GISSI-HF [1]. Nghiên cứu can thiệp này được thực hiện ở Ý, bổ sung 1 g/ ngày Ω-3 (EPA + DHA) hoặc giả dược ở gần 7000 bệnh nhân HF (91% có phân suất tống máu giảm (HF reduced ejection fraction- HFrEF)) được theo dõi trong thời gian trung bình là 3,9 năm.
Thử nghiệm này không chỉ xác nhận sự an toàn của Ω-3 ở bệnh nhân HF mà còn tìm thấy số bệnh nhân cần điều trị (number patient needs to treat- NNT) là 56 trong 3,9 năm để ngăn ngừa một trường hợp tử vong hoặc NNT là 44 để tránh một trường hợp tử vong hoặc nhập viện vì lý do bệnh tim mạch (cardiovascular disease- CVD). Dựa trên kết quả của GISSI-HF, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đưa ra chỉ định loại IIa rằng điều trị Ω-3 là hợp lý ở những bệnh nhân suy tim có giảm phân suất tống máu [2].
Dữ liệu omega-3 trong phòng ngừa sơ cấp suy tim
Tuy nhiên, AHA không đưa ra các khuyến nghị về việc sử dụng Ω-3 trong phòng ngừa sơ cấp HF do thiếu dữ liệu.
Một phân tích tổng hợp của 7 nghiên cứu tiền cứu với 176.441 đối tượng và 5480 trường hợp bị suy tim cho thấy nguy cơ mắc bệnh HF thấp hơn với lượng Ω-3 cao hơn (RR= 0,85; KTC 95%, 0,73–0,99, p = 0,04) [3]. Block và cộng sự đã đo nồng độ EPA ở 6.562 bệnh nhân trong hơn 13 năm, phát hiện ra rằng nồng độ EPA trong huyết tương ở bệnh nhân HF thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân không mắc HF ( p= 0,005), và lợi ích này được ghi nhận ở các nhóm bệnh nhân có phân suất tống máu được bảo tồn hoặc giảm [4].
Khả năng tăng Ω-3 có thể làm giảm tỷ lệ mắc HF cần được nghiên cứu thêm. Một tư vấn khoa học của AHA đề xuất một khuyến nghị về chế độ ăn uống chung cho 1 – 2 khẩu phần cá mỗi tuần để ngăn ngừa HF [5].
Vai trò omega-3 trong suy tim giai đoạn cuối
Ω-3 không chỉ có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc HF, mà Ω-3 còn có thể có lợi ở HF giai đoạn cuối.
Một nghiên cứu nhỏ trên 14 bệnh nhân mắc HF độ III–IV của Hiệp hội Tim mạch New York đã nhận được 8g Ω-3 so với giả dược trong 18 tuần, cho thấy mức độ yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α) giảm đáng kể 59%, và Interleukin-1 (IL-1) giảm 39% và trọng lượng cơ thể tăng (do giảm suy kiệt), trong khi nhóm dùng giả dược cho thấy TNF-α tăng đáng kể 44% và IL-1 không thay đổi [6].
Mặc dù không đủ mạnh, nhưng những phát hiện này hứa hẹn rằng Ω-3 có thể đại diện cho một phương pháp trị liệu mới trong điều trị HF giai đoạn cuối với suy kiệt. Những cơ chế giảm viêm này có thể giải thích những phát hiện có lợi trong nghiên cứu GISSI-HF.
Kết luận
Tác dụng của Ω-3 cũng đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều dạng CVD khác nhau, với một số nghiên cứu chứng minh sự cải thiện các yếu tố nguy cơ CVD, bao gồm xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp nhĩ và thất, tăng lipid máu, bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ do thiếu máu cục bộ [7].
Các nghiên cứu về Ω-3 và HF đã được nhấn mạnh do các hướng dẫn HF gần đây cho thấy rằng điều trị Ω-3 là hợp lý ở những bệnh nhân HFrEF và bằng chứng cho thấy Ω-3 cũng có thể có lợi trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh HF.
Chữ viết tắt
Ω-3 | Acid béo không bão hòa đa Omega-3 |
AHA | Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ |
CHD | Bệnh mạch vành |
CI | Mức độ tin cậy |
CV | Tim mạch |
CVD | Bệnh tim mạch |
DHA | Acid docosahexaenoic |
EPA | Acid eicosapentaenoic |
HF | Suy tim |
HFrEF | Suy tim giảm phân suất tống máu |
IL-1 | Interleukin-1 |
MI | Nhồi máu cơ tim |
NNT | Số bệnh nhân cần điều trị |
TG | Triglyceride |
TNF-α | Yếu tố hoại tử khối u-α |
Tài liệu tham khảo
[1] L. Tavazzi và c.s., “Effect of n-3 polyunsaturated fatty acids in patients with chronic heart failure (the GISSI-HF trial): a randomised, double-blind, placebo-controlled trial”, Lancet, vol 372, số p.h 9645, tr 1223–1230, tháng 10 2008, doi: 10.1016/S0140-6736(08)61239-8.
[2] D. S. Siscovick và c.s., “Omega-3 Polyunsaturated Fatty Acid (Fish Oil) Supplementation and the Prevention of Clinical Cardiovascular Disease”, Circulation, vol 135, số p.h 15, tr e867–e884, tháng 4 2017, doi: 10.1161/CIR.0000000000000482.
[3] L. Djoussé, A. O. Akinkuolie, J. H. Y. Wu, E. L. Ding, và J. M. Gaziano, “Fish consumption, omega-3 fatty acids and risk of heart failure: a meta-analysis”, Clin Nutr, vol 31, số p.h 6, tr 846–853, tháng 12 2012, doi: 10.1016/j.clnu.2012.05.010.
[4] R. C. Block và c.s., “Predicting Risk for Incident Heart Failure With Omega-3 Fatty Acids: From MESA”, JACC Heart Fail, vol 7, số p.h 8, tr 651–661, tháng 8 2019, doi: 10.1016/j.jchf.2019.03.008.
[5] E. B. Rimm và c.s., “Seafood Long-Chain n-3 Polyunsaturated Fatty Acids and Cardiovascular Disease”, Circulation, vol 138, số p.h 1, tr e35–e47, tháng 7 2018, doi: 10.1161/CIR.0000000000000574.
[6] M. R. Mehra, C. J. Lavie, H. O. Ventura, và R. V. Milani, “Fish oils produce anti-inflammatory effects and improve body weight in severe heart failure”, J Heart Lung Transplant, vol 25, số p.h 7, tr 834–838, tháng 7 2006, doi: 10.1016/j.healun.2006.03.005.
[7] C. J. Lavie, R. V. Milani, M. R. Mehra, và H. O. Ventura, “Omega-3 polyunsaturated fatty acids and cardiovascular diseases”, J Am Coll Cardiol, vol 54, số p.h 7, tr 585–594, tháng 8 2009, doi: 10.1016/j.jacc.2009.02.084.
Tìm hiểu bài viết liên quan: https://inrd.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/inrd2022